Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013
Hiểu đời để sống vui
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./.
Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013
Chiếc lá đầu tiên
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong hơi thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu, xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
"Có một nàng Bạch Tuyết, các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy"
"Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.
Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi!
Em đã yêu anh, anh đã xa vời
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên.
Hoàng Nhuận Cầm
THỰC PHẨM KỴ NHAU
(GDVN) – Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm
bảo sức khỏe khâu lựa chọn thực phẩm việc quan trọng nhất. Dưới đây là một số
khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng trong việc kết hợp thực phẩm có thể gây
ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi gia đình cần lưu ý:
1. Không nên xào nấu gan lợn với giá
đỗ: Các nhà khoa học phân tích 100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong
giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một
lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu
thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
2. Không nấu gan động vật với cà
rốt, rau cần: Không nên dùng các loại rau, củ, quả này sau khi ăn món
gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên
tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong
loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ,
quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt
của cơ thể.
3. Không ăn dưa chuột với cà
chua: Vì trong dưa chuột chứa một loại men phân giải VitaminC, khi ăn
dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu VitaminC sẽ không tốt vì làm
giảm khả năng hấp thụ Vitamin C của cơ thể.
4. Sữa đậu nành và trứng gà: Sữa này có men protidaza kiềm
chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy
bụng.
5. Sữa bò và nước hoa quả
chua: Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine
kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ uống lâu
dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin,bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ
khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò
gây khó tiêu.
6. Tỏi + trứng vịt: tráng trứng vịt với tỏi rất
độc.
7. Sữa đậu nành và đường đen: Đường đen có chất axít
Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất
“lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi
chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
8. Thịt dê, thịt chó và nước chè: Thịt chó và thịt dê rất
giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì
chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc
thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn
đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
9. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin
C: Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen
hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C
như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến
thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy
đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các
loại động vật có vỏ sống trong nước.
10. Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho: Ceton đồng có
trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải,
khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
11. Thịt dê kỵ giấm: Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê
chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung acid acetic sẽ phá hủy
thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
12. Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau: Nếu ăn cùng sẽ dễ bị
nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt
ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.
13. Hồng với khoai lang: Loại quả này không nên ăn cùng
khoai lang. Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít, tác dụng
với chất chất tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ
dày.
14. Thịt chó không nên ăn với tỏi: Vì sẽ gây khó tiêu.
15. Dưa hấu và thịt
dê: Ăn cùng dễ trúng độc.
Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013
TOA THUỐC TUYỆT VỜI.
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể
xác. Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:
I. Sức khỏe
I. Sức khỏe
Tổ
chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái
hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có
bệnh tật hay tàn tật”.
II. Bí
quyết trường thọ
1.
Chấp nhận với những gì mình đang có
2.
Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3.
Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá
hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
Uống
1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận độngPhải biết cườiPhải lịch sự hòa nhã Phải biết nói chuyện vàPhải coi mình là người bình thường.
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận độngPhải biết cườiPhải lịch sự hòa nhã Phải biết nói chuyện vàPhải coi mình là người bình thường.
VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
1.
Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2.
Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng
Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để
dưỡng Can Khí
6. Chớ ăn quá độ
để dưỡng Vị Khí
7. Ít lo lắng
để dưỡng Tâm Khí
8. Tránh tà
tâm để dưỡng Thần Khí.
VII.
Hãy Dành Thì Giờ – Mẹ Thêrêsa Calcutta
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh.Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
Hãy dành thì giờ chơi
đùa. Đó là bí mật trẻ mãi
không già. Hãy dành thì giờ để
yêu và được yêu. Ưu tiên Thiên
Chúa ban.Hãy dành thì giờ để
cho đi. Một ngày quá ngắn để
sống ích kỷ.Hãy dành thì giờ
đọc sách. Đó là nguồn mạch
minh triết. Hãy dành thì giờ
để thân thiện. Đó là đường dẫn
tới hạnh phúc. Hãy dành thì
giờ để làm việc. Đó là giá của
thành công. Hãy dành thì giờ
cho bác ái. Đó là chìa khóa
cửa thiên đàng.
Làm thế nào để khỏi già? |
Tác Giả: Lê Tấn Tài | |
Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là
một điều không ai tránh khỏi.
Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách
chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc
nào.
Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái
từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần người vợ
mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của
các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau:
1. Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào
não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào
não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi
ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến
tâm sinh lý người già.
2. Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi
khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt
ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ tạo nên các bệnh
đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ
bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm.
4. Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát
bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục
trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một
người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở
tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng
đường tiểu.
5. Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú
mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi
núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
6. Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp
cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của
phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Đến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở
vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.
7. Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ
trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.
8. Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một
vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
9. Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim
cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các
mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành
mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Đàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị
đau tim.
10. Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên
gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép
gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.
11. Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm
xuống ở tuổi trung niên.
12. Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh
hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành
niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác.
Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó
khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng
nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.
13. Xương lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương
vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ
xương cũ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như
một quá trình già cả tự nhiên.
14. Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị
teo dần.
15. Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì
được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Đến tuổi 40,
mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2% . Vì thế người già khó giữ thăng
bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.
16. Thính giác suy giảm đi kể từ giữa năm 50 tuổi. Rất nhiều người bị lãng
tai kể từ năm 60.
17. Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo
dính của da từ giữa tuổi Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
18. Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm
được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và
đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.
19. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và
chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
20. Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay
thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã
màu đen xám và rụng dần đi.
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và
phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng
cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm. - Triệu chứng ít khi rõ rệt,
không ồ ạt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm. - Khả năng phục
hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị
phải có thời gian an dưỡng.
Một số biện pháp làm giảm sự lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh
thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên
xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy
luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.
Vì thế muốn giảm sự lão hóa cần phải:
Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh
hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã
hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối
sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh
của Đông y là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức,
phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát
thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm
các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe
đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm
thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.
Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức
bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa
trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng
rất quan trọng.
Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì,
hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo,
bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên
nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn
20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu
tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…
Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh
danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10
bài học đó là:
- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau - Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua - Bớt ăn
đường, ăn nhiều hoa quả - Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa - Bớt mặc nhiều quần áo,
tắm nhiều lần - Bớt đi xe, năng đi bộ - Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn - Bớt nóng
giận, cười nhiều hơn - Bớt nói, làm nhiều hơn - Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều
hơn.
Những bài học trên có tác dụng rất lớn
đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm
gan…
Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm
chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ.
|
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013
Những phương thuốc cực rẻ, giúp nâng cao thể lực cho bạn.
Đi bộ một tiếng mỗi ngày, mở cửa sổ nhà ít
nhất nửa tiếng và bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày..., đó là những phương thuốc
cực rẻ mà lại rất hữu ích giúp nâng cao thể lực cho bạn.
Đi bộ một tiếng mỗi
ngày. | ||
|
Cọ lưng bằng khăn tắm để kích thích các dây thần kinh cơ
thể.
Bữa ăn có tỏi để tăng đề kháng.
Sưởi nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày để chống còi xương.
4 cốc trà xanh mỗi ngày.
Nhai kỹ khi ăn
.
Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày
.
Ăn ít đường.
Uống rượu vang trong bữa ăn.
***************************
Bữa ăn có tỏi để tăng đề kháng.
Sưởi nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày để chống còi xương.
4 cốc trà xanh mỗi ngày.
Nhai kỹ khi ăn
.
Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày
.
Ăn ít đường.
Uống rượu vang trong bữa ăn.
***************************
|
|
|
|
Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013
LỜI TRĂN TRỐI CỦA MỘT NGƯỜI CHA ...
Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền,
viện trưởng viên Quốc Gia Hành Chánh, một chánh khách nổi tiếng, Trung Hoa Dân
Quốc, Đài Loan gởi cho các con của ông lúc ông còn sống, bây giờ mới thấy lưu
hành trên mạng internet, được nhiều phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm.
Thật sự lá thư này nên được phổ biến để mọi
người cùng đọc và suy ngẵm. Nếu được dịch sang tiếng Anh để thế hệ con cháu đọc
cũng hay.
"
KIẾP SAU, DÙ CÓ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU
".... Tôn
Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau:
Các Con thân
mến,
Viết những điêu căn
dặn này, tôi dựa trên 3 nguyên tắc nhu sau :
1. Đời sống là vô thường, không ai biết
trước mình sống được bao lâu, có những việc cần nếu được nói ra sớm để hiểu thì
hay hơn.
2. Tôi là Cha của các con, tôi không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc nầy đâu!
3.Những điều căn dặn để ghi nhớ nầy là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân mà tôi ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh được những nhầm lẫn oan phí trên con đường trưởng thành của các con.
Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :
1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ, trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chờ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.
2. Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy, thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu; đó cũng không phải là chuyện trời sặp.
3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mìmh ngay từ bây giờ.
4. Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Aí tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bõ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng động, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy vì thất tình.
5. Tuy có nhiều người trên thế giới nầy thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là; không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỹ điều nầy!
6. Tôi không yêu cầu các con phải phụng dưỡng tôi trong nữa quãng đời còn lại của tôi sau nầy, Ngược lại, Tôi cũng không thể bảo bọc nữa quãng đời sau này của các con, lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc tôi đã làm tròn thiên chức của tôi. Sau nầy các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.
7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình, Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy, nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.
8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, tôi tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh; muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì miễn phí cả.
9. Sum Hợp Gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp nầy chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau, dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.
Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013
10 câu nói bất hủ của Bill Gates
Trước khi về hưu, Bill Gates ông chủ của tập
đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft đã dành thời gian quý báu để đưa ra 10
lời khuy ên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Chúng tôi xin
giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời khuy ên bổ ích của người đàn ông
giàu nhất thế giới này, vì có thể, một ngày nào đó, bạn cũng sẽ trở thành một
Bill Gates thứ hai?
1. Thế giới vốn không công bằng.
Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không
thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với
nó!
(Sở dĩ như vậy, vì một mình bạn sẽ không thể
nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội)
2.
Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến
lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt
được. Do đó, trước khi có được những thành tựu, bạn đừng nên quá chú trọng hay
cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên!
(Lòng
tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của
bạn)
3. Thường thì bạn
sẽ không thể trở thành CEO, nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã
trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học
nữa.
(Lúc
này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của
bạn)
4. Khi
bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc, đừng có oán trách số phận!
Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học, để lần sau
không bao giờ mắc phải nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và
bắt tay làm lại từ đầu)
5. Nên hiểu một điều rằng: Trước
khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người "chán ngắt, vô vị" như bạn của
ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự
trưởng thành của bạn.
(Bạn
phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự
sống và trưởng thành của bạn)
6. Khi
đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan
trọng. Nhưng khi đã bước
chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công
việc gì, bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng, bạn sẽ luôn là người
đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của
bản thân)
7.
Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn
không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn
đi bất cứ lúc nào, kể cả ngày nghỉ.
(Nếu
là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ, thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với
những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn
luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp)
8. Khi
ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp
đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu
quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp!
Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc
chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa, lúc này sẽ
không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên
nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường
học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân
bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc
hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người )
9. Mọi
người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều, vì đó không
phải là cuộc sống của bạn. Chính công
việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn
không nên xem phim nhiều, vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim
truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)
10.
Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê
phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng.
(Nếu
bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi
người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ
và hành động phản kháng sau lưng người khác, thì chỉ có bất lợi cho bạn mà
thôi
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
Công dụng của trái chuối
Chuối thật chín (fully ripe banana) có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả nang chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen(dark patches). Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.
Theo một nghiên cE1u tại Nhật, trái chuối chứa chất TNF có những tính chất chống ung thư. Mức độ chống ung thư này tương xứng với độ chín của trái chuối, tức là trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của nó càng cao. Trong một cuộc khảo cứu trên loài vật, một giáo sư tại Đại học Tokyo đã so sánh phúc lợi đối với sức khoẻ của nhiều loại trái cây khác nhau (chuối, nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng ) và đã phát hiện là chuối cho kết quả tốt nhất.
Chuối làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư TNF. Vị giáo sư Nhật khuyên mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối đễ tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lanh, cúm và những bệnh khác.Theo ông ta thì vỏ chuối có đốm đen có tác dụng tăng cường tính chất của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuoi xanh. Chất TNF tiêu diệt các tế bào ung thư ra sao?
Các chất TNF (hay họ TNF) bao gồm một nhóm những chất thuộc họ cytokine có thể gây tử vong cho các tế bào. TNF hành động qua “thụ thể TNF” (TNF Receptor gọi tắt làTNF-R) và là một phần của tíến trình bên ngoài dẫn đến việc khởi động vụ “ tế bào tự sát” (apoptosis). TNF-R liên hợp với các procaspases nhờ vào các protein nối tiếp (FADD,TRADD, v,v…), các protein nối tiếp này (adaptor proteins) có thể phân cắt (cleave) những procaspases không có hoạt tính (inactive procaspases) khác và tạo nên một “thác đổ” procaspase đẩy các tế bào đi đến chỗ tự sát ( apoptosis) không thB B tránh được. TNF tương tác với các tế bào khối u để khơi động sự tiêu (hay chết) của tế bào (cytolisis).
TNF tượng tác với các thụ thể (receptor) trên các tế bào nội mô (endothelial cells) ,làm tăng tính thẩm thấu của mạch máu giúp cho các bạch cầu (leukocyte) xâm nhập vào được vùng bị nhiễm khuẩn. Đây là một dạng đáp ứng khu trú viêm (localized inflammatory response), mặc dầu một sự phóng thích toàn thân (systemic release) có thể dẫn đến “sốc nhiễm khuẩn" (septic shock) và tử vong. Ripe Bananas and Anti-Cancer Quality
1- Tumor Necrosis Factor or TNF là một cytokine có liên quan với tiến trình viêm. Các cytokine là những hóa chất truyền thông điệp giữa các tế bào trong cơ thể.
2- Tế bào tự sát (Apoptosis) Đây là một dạng chết của tế bào trong đó một trình tự sự cố đã được chương trình hóa dẫn đến việc loại bỏ các tế bào mà không phóng thích những chất độc có hại cho vùng chung quanh. Viêc tế bào tự sát đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển và duy trì sức khoẻ bằng cách loại bỏ những tế bào già, không cần thiết hoặc kh ông lành mạnh. Cơ thễ con người loại bỏ có lẽ tới một triệu t bào mỗi giây.
Các tế bào “tự sát” ít quá hoặc nhiểu quá đểu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Khi mà sự chết chương trình hóa của tế bào (programmed cell death) bị trục trặc thì những tế bào đáng lẽ bị loại bỏ lại vẫn “luẩn quất đâu đó” và trở thành “bất diệt “ tỉ như trong trường hợp bệnh ung thư hay bạch cầu (leukemia).. Nhưng khi mà sự chết này quá mức thì quá nhiều tế bào sẽ bị chết làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô. Điều này dẫn đến đột qụy hay những bệnh suy thoái thẩn kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson.
3- Sốc nhiễm khuẩn ( septic shock) gây ra bởi sự giảm huyết áp do sự hiện diện của vi khuần trong máu. Tình trạng này ngăn chặn sự chuyển vận máu tới các bộ phận cơ thể và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong . Mỗi ngày một trái chuối….khỏi cần gặp bác sĩ Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae)Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhu ận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, c3 tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể.. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già.
Thành phần dinh dưỡng của chuối 100 gram thịt chuối cung cấp: 92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K. – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg P. – 0,16 mg ZN – 0,104 mg Cu – 0,152 mg Mn – 1,1 mcg Se – 9,1 mg Vit. C – 0,045 mg Thiamin – 0,1 mg Riboflavin – 0,54 mg Niacin – 0,26 mg Pantothenic Acid – 0,578 mg Pyridoxin – 19 mcg Folate – 0,012 g Tryptophan – 0,034 g Threonine – 0,033 g Isoleucine – 0,071 g Leucine – 0,048 g Lysine – 0,011 g Methionine – 0,038 g Phenylalanine – 0,047 g Valine – 0,047 g Arginine – 0,081 g Histidine
Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngam giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. Sau đây là một vài công dụng khác cua chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm. 1- Bổ sung năng lượng Theo Tiến sĩ Douglas N... Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút.
Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo d0i khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Vào những trường hợp này, đường glucoz trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức th ời lượng đường bị hao hụt, giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi.
Đường fructoz trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate =2 0 khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ và như vậy có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó.. Đặc biệt tỷ lệ potassium cao trong chuoi còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.
2-Bệnh trẩm cảm (depression) Theo một nghiên cứu gần đây của hội MIND ( Association for Mental Health) thì nhiều người bị bệnh trẩm càm thấy dễ chiụ hơn sau khi ăn một trái chuối. Đó là vì trong chuối có chất trytophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hoá thành chất serotonin có tính chất làm thư giãn, tăng cường hưng phấn, và làm cho con người ta cảm thấy hạnh p húc hơn.
3-Hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (premenstrual syndromes- PMS) Bạn quên uống thuốc ư? Hãy ăn một trái chuối. Vitamin B6 trong chuối giúp điều hoà mức glucoz- huyết (đường trong máu), làm bạn cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn.
4-Bệnh thiếu máu (anemia) Chuối chứa nhiều chất sắt nên có thể kích thích sự sản xuất huyết cầu tố trong máu và do đó giúp trị bệnh thiếu máu.
5- Bệnh cao huyết áp: Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuố i để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiề u cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ cao huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.
Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối 20 với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có 1ến 396 mg khoáng chất potassium trong khi chỉ có 1mg Sodium... Sự tương quan giữa muBi sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất đBnh tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết. Cơ quan Quản trị Thực Phẩm va Dươc phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo tiềm năng chống cao huyết áp và đột quỵ của chuối.
6-Sức mạnh trí óc: 200 học sinh tại trư ng Twickenham (Middlesex) đã được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng, buổi nghỉ giữa lớp và buổi trưa để kích thích hoạt động của não Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo linh hoạt hơn.
7-Bệnh táo bón Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất sợi không hoà tan. Chất sợi không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đB Ay nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc cB Ba các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất sợi còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già
8-Váng uất sau khi uống quá nhiều rượu Một trong những phương pháp trị nhanh chóng cơn váng uất vì ruợu là làm một ly sữa lA 1nh đánh sốp lên với chuối và mật ong. Chuối sẽ làm cho dBu dạ dày, và với sự trợ giúp của mật ong sẽ nâng mức đường giảm trong máu, trong khi sữa vừa làm bớt cơn đau vừa tái tạo nước cho cơ thể.
9- Chứng ợ nóng (heartburn) Chu i có tác dụng chống acít tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn ợ nóng thì bạn hãy cố ăn một trái chuối để dịu đau.
10- Chứng nôn nghén (morning sickness) Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp đường trong máu ở mức cao và tránh được chứng nôn nghén (vào buổi sáng)
11-Muỗi cắn (mosquito bites) Trước khi dùng kem bôi chống muỗi cắn, hãy thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn bạn sẽ thấy da bớt sưng và bớt ngứa
12-Suy yếu thần kinh Chuối có nhiều vit amin B nên =2 0 có thể giúp làm dịu hệ thần kinh.
13-Bệnh mập phì vì áp lực công việc Nghiên cứu tại Viện Tâm Lý học Úc cho thấy là áp lực của công việc thường làm cho người ta ăn quá nhiều xô-cô-la và khoai tây chiên giòn. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số người bị b8 7nh mập phì là vì sức ép của công việc. Báo cáo kết luận rằng để tránh việc ăn quá nhiều vỉ lo lắng công việc người ta phải giữ cho mA 9c đường trong máu đều đều bằng cách ăn những thức =C 4n có nhiều chất carbohydrate (như chuối chẳng hạn)mỗi hai giờ
14-Loét dạ dày, tá tràng Nhiều cuE1c nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn20Độ đã đưa đến kết lu giống nhau về tác20động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp (phơi trong bóng râm )có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn 20 nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối đưBc phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tín h năng này.
15-Kiểm soát thân nhiệt Nhiều nền văn hóa cho rằng chuối là một loại trái cây có thể làm giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng của phụ nữ=2 0đang mang thai. Chẳng hạn như ở Thái Lan, người ta cho người mang thai ăn chuối để lúc sanh người đứa bé mát mẻ
16--Những căn bệnh do thời tiết thay đổi (seasonal affective disorder-SAD) Chuối có thể hỗ trợ các người bị SAD vì có chứa chất tryptophan là chất gia tăng khí sắc thien nhiên
17- Cai thuốc lá Chuối có thể giúp những người cai thuốc lá. Các vitamin B 6, B 12 cũng như các chất potassium và magnesium có trong chuối giúp cho cơ thể hồi phục sau những phản ứng của sự thiếu nicotine.
18-Căng thẳng tâm thẩn (stress): Potassium là một chB At khoáng giúp điều hòa nhịp tim, đưa oxygen lên óc và điều chỉnh sự quân bình của nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị căng thẳng mức độ chuyển hóa (metabolism) tăng làm cho lượng potassium giảm. Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại quân bình.
19- Đột quỵ (stroke) Theo nghiên cứu đăng trên tập san The New England =2 0 Journal of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối giảm tỉ lệ tử vong vì đột quỵ xuống 40 phẩn trăm
20--Mụn cóc (warts) Đắp mặt trong vỏ chuối lên chỗ mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại , sau một thời gian mụn cóc sẽ mất!
KẾT LUẬN Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá ,lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn cE1a mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ă n chính cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn. Ngoài ra chuối đươc sắp vào loai thực phẩm có hàm lương đường 20 cao, nên người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo bác sĩ So sánh với táo, chuối có 4 lần protein nhiều hơn, 2 lần carbohydrate, 3 lần phospho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các vitamin và khoáng chất khác.. Chuối cũng giầu potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người. Vì vậy có lẽ đã tới lúc ta phải thay câu châm ngôn “An apple a day, keeps the doctor away” bằng câu “ A banana a day, keeps the doctor away!” __._,_.___
Theo một nghiên cE1u tại Nhật, trái chuối chứa chất TNF có những tính chất chống ung thư. Mức độ chống ung thư này tương xứng với độ chín của trái chuối, tức là trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của nó càng cao. Trong một cuộc khảo cứu trên loài vật, một giáo sư tại Đại học Tokyo đã so sánh phúc lợi đối với sức khoẻ của nhiều loại trái cây khác nhau (chuối, nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng ) và đã phát hiện là chuối cho kết quả tốt nhất.
Chuối làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư TNF. Vị giáo sư Nhật khuyên mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối đễ tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lanh, cúm và những bệnh khác.Theo ông ta thì vỏ chuối có đốm đen có tác dụng tăng cường tính chất của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuoi xanh. Chất TNF tiêu diệt các tế bào ung thư ra sao?
Các chất TNF (hay họ TNF) bao gồm một nhóm những chất thuộc họ cytokine có thể gây tử vong cho các tế bào. TNF hành động qua “thụ thể TNF” (TNF Receptor gọi tắt làTNF-R) và là một phần của tíến trình bên ngoài dẫn đến việc khởi động vụ “ tế bào tự sát” (apoptosis). TNF-R liên hợp với các procaspases nhờ vào các protein nối tiếp (FADD,TRADD, v,v…), các protein nối tiếp này (adaptor proteins) có thể phân cắt (cleave) những procaspases không có hoạt tính (inactive procaspases) khác và tạo nên một “thác đổ” procaspase đẩy các tế bào đi đến chỗ tự sát ( apoptosis) không thB B tránh được. TNF tương tác với các tế bào khối u để khơi động sự tiêu (hay chết) của tế bào (cytolisis).
TNF tượng tác với các thụ thể (receptor) trên các tế bào nội mô (endothelial cells) ,làm tăng tính thẩm thấu của mạch máu giúp cho các bạch cầu (leukocyte) xâm nhập vào được vùng bị nhiễm khuẩn. Đây là một dạng đáp ứng khu trú viêm (localized inflammatory response), mặc dầu một sự phóng thích toàn thân (systemic release) có thể dẫn đến “sốc nhiễm khuẩn" (septic shock) và tử vong. Ripe Bananas and Anti-Cancer Quality
1- Tumor Necrosis Factor or TNF là một cytokine có liên quan với tiến trình viêm. Các cytokine là những hóa chất truyền thông điệp giữa các tế bào trong cơ thể.
2- Tế bào tự sát (Apoptosis) Đây là một dạng chết của tế bào trong đó một trình tự sự cố đã được chương trình hóa dẫn đến việc loại bỏ các tế bào mà không phóng thích những chất độc có hại cho vùng chung quanh. Viêc tế bào tự sát đóng một vai trò chủ yếu trong sự phát triển và duy trì sức khoẻ bằng cách loại bỏ những tế bào già, không cần thiết hoặc kh ông lành mạnh. Cơ thễ con người loại bỏ có lẽ tới một triệu t bào mỗi giây.
Các tế bào “tự sát” ít quá hoặc nhiểu quá đểu là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Khi mà sự chết chương trình hóa của tế bào (programmed cell death) bị trục trặc thì những tế bào đáng lẽ bị loại bỏ lại vẫn “luẩn quất đâu đó” và trở thành “bất diệt “ tỉ như trong trường hợp bệnh ung thư hay bạch cầu (leukemia).. Nhưng khi mà sự chết này quá mức thì quá nhiều tế bào sẽ bị chết làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô. Điều này dẫn đến đột qụy hay những bệnh suy thoái thẩn kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson.
3- Sốc nhiễm khuẩn ( septic shock) gây ra bởi sự giảm huyết áp do sự hiện diện của vi khuần trong máu. Tình trạng này ngăn chặn sự chuyển vận máu tới các bộ phận cơ thể và có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong . Mỗi ngày một trái chuối….khỏi cần gặp bác sĩ Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ chuối (Musacae)Theo Đông Y, chuối có vị ngọt, tính bình, nhu ận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, c3 tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể.. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già.
Thành phần dinh dưỡng của chuối 100 gram thịt chuối cung cấp: 92 kcal – 1,03g protein – 396 mg K. – 1 mg NA – 6 mg Calcium – 0,31 mg Fe – 29 mg Mg – 20 mg P. – 0,16 mg ZN – 0,104 mg Cu – 0,152 mg Mn – 1,1 mcg Se – 9,1 mg Vit. C – 0,045 mg Thiamin – 0,1 mg Riboflavin – 0,54 mg Niacin – 0,26 mg Pantothenic Acid – 0,578 mg Pyridoxin – 19 mcg Folate – 0,012 g Tryptophan – 0,034 g Threonine – 0,033 g Isoleucine – 0,071 g Leucine – 0,048 g Lysine – 0,011 g Methionine – 0,038 g Phenylalanine – 0,047 g Valine – 0,047 g Arginine – 0,081 g Histidine
Thân chuối non xắt mỏng là một món rau ghém quen thuộc ở vùng quê. Bắp chuối có thể làm rau sống, ngam giấm hoặc làm gỏi trộn. Chuối chát là một món ăn kèm với thịt luộc hoặc cá nướng chấm mắm nêm rất hấp dẫn. Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật. Sau đây là một vài công dụng khác cua chuối, quý giá và dễ áp dụng nhưng còn ít được quan tâm. 1- Bổ sung năng lượng Theo Tiến sĩ Douglas N... Graham, chuối là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho những vận động viên và những người làm việc nặng nhọc. Một tài liệu nghiên cứu cho thấy chỉ hai quả chuối là đủ cho một lần tập luyện 90 phút.
Trong chuối có gồm đủ vừa carbohydrate hấp thụ nhanh và carbohydrate hấp thu chậm. Trong những hoạt động thể lực kéo d0i khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Vào những trường hợp này, đường glucoz trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức th ời lượng đường bị hao hụt, giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi.
Đường fructoz trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate =2 0 khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ và như vậy có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó.. Đặc biệt tỷ lệ potassium cao trong chuoi còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Do đó, người ta khuyên chuối nên được chọn trong số những thức ăn nhanh cho vận động viên trước, trong và sau những buổi tập.
2-Bệnh trẩm cảm (depression) Theo một nghiên cứu gần đây của hội MIND ( Association for Mental Health) thì nhiều người bị bệnh trẩm càm thấy dễ chiụ hơn sau khi ăn một trái chuối. Đó là vì trong chuối có chất trytophan, một loại protein mà cơ thể chuyển hoá thành chất serotonin có tính chất làm thư giãn, tăng cường hưng phấn, và làm cho con người ta cảm thấy hạnh p húc hơn.
3-Hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (premenstrual syndromes- PMS) Bạn quên uống thuốc ư? Hãy ăn một trái chuối. Vitamin B6 trong chuối giúp điều hoà mức glucoz- huyết (đường trong máu), làm bạn cảm thấy khoan khoái dễ chịu hơn.
4-Bệnh thiếu máu (anemia) Chuối chứa nhiều chất sắt nên có thể kích thích sự sản xuất huyết cầu tố trong máu và do đó giúp trị bệnh thiếu máu.
5- Bệnh cao huyết áp: Từ lâu y học cổ truyền Ấn Độ đã có kinh nghiệm sử dụng chuố i để làm hạ áp huyết cao. Gần đây, nhiề u cuộc thí nghiệm khác nhau ở trường đại học Kasturba, Ấn Độ, cũng như trường đại học John Hopskin, Hoa Kỳ, cũng đã xác nhận kết qủa này. Ăn chuối chín có thể làm hạ cao huyết áp mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. Chỉ cần ăn 2 quả chuối mỗi ngày, trong một tuần có thể giảm được 10% chỉ số huyết áp.
Người ta cho rằng việc hạ huyết áp của chuối đối 20 với những người có huyết áp cao có liên quan đến hàm lượng potassium có trong chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng potassium cao nhất trong số những loại rau quả thông dụng. Trong một 100gram thịt chuối có 1ến 396 mg khoáng chất potassium trong khi chỉ có 1mg Sodium... Sự tương quan giữa muBi sodium và potassium có liên quan đến việc duy trì độ pH và sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trong khi sodium – thành phần quan trọng của muối ăn và những thức ăn mặn hàng ngày – có tác dụng giữ lại một lượng nước nhất đBnh tạo gánh nặng cho hệ tim mạch thì potassium lại có tính năng như một chất điện phân giúp thải trừ bớt sodium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra cả hai loại muối này còn liên quan đến việc làm thư giãn cơ bắp. Sự thiếu hụt muối potassium có thể làm gia tăng trương lực cơ và tương tác xấu đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Những yếu tố này đều có khả năng làm gia tăng áp huyết. Cơ quan Quản trị Thực Phẩm va Dươc phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép kỹ nghệ chuối được chính thức loan báo tiềm năng chống cao huyết áp và đột quỵ của chuối.
6-Sức mạnh trí óc: 200 học sinh tại trư ng Twickenham (Middlesex) đã được thử nghiệm cho ăn chuối vào buổi sáng, buổi nghỉ giữa lớp và buổi trưa để kích thích hoạt động của não Kết quả cho thấy chuối đã giúp học sinh tỉnh táo linh hoạt hơn.
7-Bệnh táo bón Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất sợi không hoà tan. Chất sợi không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đB Ay nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc cB Ba các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất sợi còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già
8-Váng uất sau khi uống quá nhiều rượu Một trong những phương pháp trị nhanh chóng cơn váng uất vì ruợu là làm một ly sữa lA 1nh đánh sốp lên với chuối và mật ong. Chuối sẽ làm cho dBu dạ dày, và với sự trợ giúp của mật ong sẽ nâng mức đường giảm trong máu, trong khi sữa vừa làm bớt cơn đau vừa tái tạo nước cho cơ thể.
9- Chứng ợ nóng (heartburn) Chu i có tác dụng chống acít tự nhiên trong cơ thể, nên nếu bạn bị lên cơn ợ nóng thì bạn hãy cố ăn một trái chuối để dịu đau.
10- Chứng nôn nghén (morning sickness) Ăn chuối giữa các bữa ăn giúp đường trong máu ở mức cao và tránh được chứng nôn nghén (vào buổi sáng)
11-Muỗi cắn (mosquito bites) Trước khi dùng kem bôi chống muỗi cắn, hãy thử chà nhẹ phần trong của vỏ chuối vào chỗ muỗi cắn bạn sẽ thấy da bớt sưng và bớt ngứa
12-Suy yếu thần kinh Chuối có nhiều vit amin B nên =2 0 có thể giúp làm dịu hệ thần kinh.
13-Bệnh mập phì vì áp lực công việc Nghiên cứu tại Viện Tâm Lý học Úc cho thấy là áp lực của công việc thường làm cho người ta ăn quá nhiều xô-cô-la và khoai tây chiên giòn. Theo dõi hơn 5000 bệnh nhân ở bệnh viện, các chuyên gia thấy rằng đa số người bị b8 7nh mập phì là vì sức ép của công việc. Báo cáo kết luận rằng để tránh việc ăn quá nhiều vỉ lo lắng công việc người ta phải giữ cho mA 9c đường trong máu đều đều bằng cách ăn những thức =C 4n có nhiều chất carbohydrate (như chuối chẳng hạn)mỗi hai giờ
14-Loét dạ dày, tá tràng Nhiều cuE1c nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn20Độ đã đưa đến kết lu giống nhau về tác20động của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp (phơi trong bóng râm )có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn 20 nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối đưBc phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tín h năng này.
15-Kiểm soát thân nhiệt Nhiều nền văn hóa cho rằng chuối là một loại trái cây có thể làm giảm bớt thân nhiệt và sự căng thẳng của phụ nữ=2 0đang mang thai. Chẳng hạn như ở Thái Lan, người ta cho người mang thai ăn chuối để lúc sanh người đứa bé mát mẻ
16--Những căn bệnh do thời tiết thay đổi (seasonal affective disorder-SAD) Chuối có thể hỗ trợ các người bị SAD vì có chứa chất tryptophan là chất gia tăng khí sắc thien nhiên
17- Cai thuốc lá Chuối có thể giúp những người cai thuốc lá. Các vitamin B 6, B 12 cũng như các chất potassium và magnesium có trong chuối giúp cho cơ thể hồi phục sau những phản ứng của sự thiếu nicotine.
18-Căng thẳng tâm thẩn (stress): Potassium là một chB At khoáng giúp điều hòa nhịp tim, đưa oxygen lên óc và điều chỉnh sự quân bình của nước trong cơ thể. Khi chúng ta bị căng thẳng mức độ chuyển hóa (metabolism) tăng làm cho lượng potassium giảm. Chất potassium trong chuối sẽ giúp lập lại quân bình.
19- Đột quỵ (stroke) Theo nghiên cứu đăng trên tập san The New England =2 0 Journal of Medicine, một chế độ ăn uống có thêm chuối giảm tỉ lệ tử vong vì đột quỵ xuống 40 phẩn trăm
20--Mụn cóc (warts) Đắp mặt trong vỏ chuối lên chỗ mụn cóc, rồi dùng băng keo dán lại , sau một thời gian mụn cóc sẽ mất!
KẾT LUẬN Tóm lại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá ,lại dễ tìm, dễ ăn, xứng đáng được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì sức ăn cE1a mỗi người có hạn, để khỏi can thiệp vào bữa ă n chính cần bao gồm những nhóm thức ăn chủ lực khác, nên dùng chuối theo chế độ ăn dặm, mỗi lần một hoặc hai trái, cách xa bữa ăn. Ngoài ra chuối đươc sắp vào loai thực phẩm có hàm lương đường 20 cao, nên người bị bệnh tiểu đường nên tham khảo bác sĩ So sánh với táo, chuối có 4 lần protein nhiều hơn, 2 lần carbohydrate, 3 lần phospho, 5 lần vitamin A và sắt, 2 lần các vitamin và khoáng chất khác.. Chuối cũng giầu potassium và là một trong những trái cây tốt nhất cho con người. Vì vậy có lẽ đã tới lúc ta phải thay câu châm ngôn “An apple a day, keeps the doctor away” bằng câu “ A banana a day, keeps the doctor away!” __._,_.___
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)